Vang bóng một thời danh thủ Hải Phòng: “Dấu chân người lính”

Bạn có thể tìm hiểu lịch sử bóng đá đất Cảng, những bài viết phân tích, bình luận không chỉ XMHP mà tất cả những đội bóng TP Hoa Phượng Đỏ từng thi đấu tại Việt Nam. Box này đồng thời cũng là nơi bạn có thể đưa ra những nhận định về mọi khía cạnh trong bóng đá Hải Phòng nói chung.

Các điều hành viên: knv, sonha16cbhp

Nội quy chuyên mục
Để đảm bảo chất lượng bài viết cho chuyên mục, yêu cầu các thành viên hãy suy nghĩ kỹ trước khi post bài tại các topic trong chuyên mục này, không comment vu vơ làm hỏng chủ đề, những comment spam hoặc vi phạm nội quy diễn đàn sẽ bị xóa mà không cần thông báo.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
Tung_Alonso
Super Moderator
Super Moderator
Bài viết: 5008
Ngày tham gia: 23 Tháng 11 2009, 21:51

Vang bóng một thời danh thủ Hải Phòng: “Dấu chân người lính”

Gửi bài by Tung_Alonso »

[align=justify]Vâng, người viết xin mượn tên tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Minh Châu để nói về ông – một cầu thủ, một HLV lừng danh trưởng thành từ cái nôi bóng đá Hải Phòng. Ông đã bôn ba khắp đó đây để rồi trở thành một trong những tượng đài của bóng đá Việt Nam…

Ông cầm tinh con rắn (sinh 1941), quê gốc ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định nhưng từ nhỏ đã cùng gia đình ra Hải Phòng sinh sống và có cả một quãng tuổi thơ gắn với các trường học và bóng đá đất Cảng sôi động thời bấy giờ.

Là lứa học sinh thứ nhất của “cây đại thụ” bóng đá đất Cảng – HLV Nguyễn Lan, ông Long từng chơi cho đội tuyển học sinh Hải Phòng thời kỳ sau giải phóng năm 1965. Nhưng theo ông, “đội bóng có quy củ” đầu tiên mà ông từng khoác áo chính là CAHP (thành lập vào năm 1957).

Được chơi bên cạnh lứa cầu thủ đàn anh gồm những Ngô Truy, Túc “gù”, Nguyễn Trọng Lộ… chính là điều kiện tốt để rèn luyện và hình thành trong ông những phẩm chất của một cầu thủ - chiến sỹ. Để rồi sau đó, khi xông pha khắp các nẻo đường của bóng đá Việt Nam, phẩm chất ấy vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp ông gặt hái thành công, cũng như luôn đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời cầu thủ và cả nghiệp HLV.

Khi rời Hải Phòng, ông Long đá cho đội Hồng Quảng – Quảng Ninh (sau này là đội Than Quảng Ninh) và đã góp công lớn đưa đội bóng này lên hạng A miền Bắc vào năm 1959. Thời gian gắn bó với bóng đá vùng mỏ tuy không nhiều nhưng cái tên Trần Duy Long đã ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ bởi ông có thể chơi tốt cả ở vị trí TV tổ chức tấn công lẫn vị trí trung phong và chính thức được các tuyển trạch viên của ĐTQG Việt Nam lúc bấy giờ biết tới.

Do vậy cũng trong năm 1959, ông Long được triệu tập vào đội tuyển Thanh niên Việt Nam ở tuổi 18 và một trang mới đã mở ra trong sự nghiệp. Đó cũng là thời điểm mà ĐTQG Việt Nam đang sàng lọc, bổ sung lực lượng với các nhân tố mới gồm Trần Duy Long, Lê Thế Thọ, Phùng Mạnh Ngọc, Nguyễn Tiến Cường… nhằm chuẩn bị cho giải Việt – Trung – Triều – Mông sẽ diễn ra tại Việt Nam vào cuối năm 1960.

Sau 5 tháng tập huấn tại Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Hungari… ĐT Việt Nam với bộ khung gồm TM Duy Bỉnh Coóng, các HV Trần Tương Lai – Lưu Đình Tòng – Phan Huy Thường, cặp TV Tô Đình Phàn – Trương Tấn Nghĩa và bộ TĐ Trần Duy Long – Lê Thế Thọ… đã chơi rất ấn tượng trước các đối thủ mạnh tại giải này và xếp thứ 3 chung cuộc.

Riêng với TĐ Trần Duy Long thì đây cũng là giải đấu mà ông khẳng định được vị trí của mình ở ĐTQG khi ghi bàn vào lưới đội tuyển Trung Quốc do TM Trương Tuấn Tú lừng danh trấn giữ.

Kể từ đó, ông Long cùng các cầu thủ của ĐTQG và những cầu thủ xuất sắc nhất của Thể Công đã được Ủy ban TDTT Việt Nam giữ lại để thành lập đội tuyển Trường huấn luyện. Đây được coi là ĐTQG thường trực, các cầu thủ không được tham dự giải hạng A miền Bắc và thường xuyên được cử đi tập huấn tại các nước XHCN Đông Âu, chủ yếu làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế hoặc đá giao hữu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước cho đến năm 1969.

Có rất nhiều kỷ niệm qua gần 10 năm ấy, nhưng ông Long tâm sự: “Nhớ nhất là những lần có khi đang gặt lúa giúp dân, song nếu có lệnh triệu tập là chúng tôi lập tức vẫn thi đấu cháy hết mình… chỉ để phục vụ các chiến sỹ ở chiến trường miền Nam ra Bắc dưỡng thương. Cảm động lắm và chúng tôi luôn coi đó là nhiệm vụ quốc gia…”.

Kỉ niệm đó còn là chiến tích đội Trường huấn luyện đánh bại tuyển Thanh niên Liên Xô 1-0 ngay tại Matx-cơ-va (sau đó tuyển Thanh niên Liên Xô đã đoạt chức vô địch Thanh niên châu Âu).

Khi trò chuyện với người viết, ông Long luôn nhắc nhiều đến phong cách chuyên nghiệp và tư duy bóng đá hiện đại mà ông học hỏi được ở các chuyên gia – HLV Liên Xô trong thời gian tại Trường huấn luyện. Bên cạnh đó, ông cũng kể về những kỷ niệm khó quên khi thế hệ cầu thủ các ông đã được cố danh thủ Trương Tấn Bửu giáo dục và rèn luyện về ý chí, tinh thần của người lính trong luyện tập và thi đấu…

Năm 1967, do gặp phải chấn thương trong chuyến cùng ĐTVN thi đấu tại Thượng Hải, Trung Quốc, ông Long đã tạm treo giày, tập trung ôn văn hóa và thi đỗ Đại học TDTT tại Kiev, Liên Xô cùng với những lão làng của thể thao nước nhà như Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang, hay Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam Mai Duy Diễn…

Trong thời gian du học tại đây, ông cũng luôn góp mặt và thi đấu khá nổi bật trên hàng tiền đạo của đội tuyển sinh viên Kiev.

Năm 1973, sau khi về nước, ông Long nhận nhiệm vụ làm HLV trưởng đội Tổng cục đường sắt (TCĐS) trong vòng hơn 10 năm và đây cũng là quãng thời gian mà tên tuổi của ông đã được lưu danh đến bây giờ trên cương vị của một người cầm quân.

Bởi TCĐS dưới thời của HLV Trần Duy Long không chỉ là một trong những đội bóng xuất sắc nhất Việt Nam lúc bấy giờ mà còn là lò đào tạo cung cấp cho ĐTQG khá nhiều tuyển thủ như TM Nguyễn Trường Sinh, hậu vệ Phương “tròn”, trung vệ Chính “cối” hay TĐ Hoàng Gia.

Ông Long cho hay: từ 1973 đến 1976 thì ông vừa là HLV trưởng, vừa là đội trưởng thi đấu trên sân. Và sau nhiều năm liên tục ở tốp đầu giải hạng A miền Bắc, năm 1980, ông và các học trò ở đội TCĐS đã chính thức đăng quang tại giải vô địch toàn quốc lần đầu tiên.

Trước đó – năm 1976 – TCĐS cũng có những kỷ niệm rất đáng nhớ khi được chọn là đội bóng đầu tiên ở miền Bắc vào Nam thi đấu sau ngày thống nhất đất nước. Đó là chưa kể, trong suốt 10 năm từ 1974 đến 1984 thì mỗi khi ĐTQG Việt Nam được thành lập và đi thi đấu, ông Long cũng luôn được giao trọng trách làm HLV trưởng…

Năm 1984, ông vào TP Hồ Chí Minh chuyên tâm làm công tác đào tạo trẻ và từ năm 1990 tham gia LĐBĐ TP Hồ Chí Minh cho đến nay. Ông Long chia sẻ: tuy đã xa bóng đá đỉnh cao, nhưng hiện trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết với đam mê đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình.

Do vậy, hàng năm ông vẫn cùng bộ môn bóng đá của Sở TDTT TP Hồ Chí Minh tổ chức khá nhiều sân chơi phong trào cho các thành phần, lứa tuổi ham mê bóng đá tạo TP Hồ Chí Minh, đồng thời tham gia công tác đào tạo trẻ; đào tạo HLV, trọng tài; giáo dục thể chất… theo chương trình “tầm nhìn châu Á” của AFF.

Cũng chính vì lẽ đó nên người viết vừa đã có dịp được gặp ông, khi cựu danh thủ - HLV Trần Duy Long năm xưa cùng nhà văn Nguyễn Quang Sáng từ TP Hồ Chí Minh bay ra Hải Phòng để bắt đầu hành trình tìm hiểu và biên soạn về lịch sử bóng đá Việt Nam…

Theo Thế Hùng / Báo An ninh Hải Phòng[/align]
nguyễn anh khôi
TVKC
TVKC
Bài viết: 2871
Ngày tham gia: 24 Tháng 11 2009, 11:37

Re: Vang bóng một thời danh thủ Hải Phòng: “Dấu chân người lính”

Gửi bài by nguyễn anh khôi »

cụ nguyễn lan thì ít nhiều người biết lắm.mày ra thì giới cầu thủ. :-bd
Đăng trả lời

Quay về