Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Bạn có thể tìm hiểu lịch sử bóng đá đất Cảng, những bài viết phân tích, bình luận không chỉ XMHP mà tất cả những đội bóng TP Hoa Phượng Đỏ từng thi đấu tại Việt Nam. Box này đồng thời cũng là nơi bạn có thể đưa ra những nhận định về mọi khía cạnh trong bóng đá Hải Phòng nói chung.

Các điều hành viên: knv, sonha16cbhp

Nội quy chuyên mục
Để đảm bảo chất lượng bài viết cho chuyên mục, yêu cầu các thành viên hãy suy nghĩ kỹ trước khi post bài tại các topic trong chuyên mục này, không comment vu vơ làm hỏng chủ đề, những comment spam hoặc vi phạm nội quy diễn đàn sẽ bị xóa mà không cần thông báo.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
thanhtn.vb
Super Moderator
Super Moderator
Bài viết: 2089
Ngày tham gia: 06 Tháng 4 2010, 11:11

Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by thanhtn.vb »

=... Lê Quang Ninh sinh ngày 31.10.1957, hạng ba giải A1 toàn quốc năm 1983 cùng Cảng Hải Phòng, thi đấu cho ĐTQG từ 1976-1983, được bầu chọn là VĐV tiêu biểu toàn quốc năm 1983, từng làm HLV cho đội CA TP.HCM, NHĐA-Thép Pomina, trợ lý HLV Thành Nghĩa Quảng Ngãi, hiện là trợ lý HLV Hòa Phát ...=
[center]Hình ảnh[/center]


Bóng đá Hải Phòng không phải đến bây giờ mới nổi đình đám. Nhiều người hâm mộ đất Cảng đến bây giờ vẫn tự hào với 5 thương hiệu: Công an, Điện, Xi măng, Sông Cấm và Cảng Hải Phòng. Trong số những gương mặt đã đem lại sự vẻ vang cho bóng đá Hải Phòng, có tên Lê Quang Ninh.
Từ câu chuyện thầy kể...

“Tôi có may mắn là được học cả thầy Nguyễn Lan và cụ Túc “gù”, nên chắt lọc được những “miếng” riêng cho mình trên sân cỏ”, Ninh “đen” nói bằng giọng đầy tự hào. “Cụ Lan là người có danh vọng ở đất Hải Phòng, bởi cùng lúc chơi “thần sầu” cả môn quyền Anh và bóng đá. Trong khi đó, cụ Túc “gù” cũng chơi trung phong, lại có những “ngón” riêng. 14 tuổi tôi vào trường năng khiếu, hành trang chơi bóng vỏn vẹn là những trận bóng đá chân đất, ngay trên mặt đường Mê Linh (quận Lê Chân), gần nhà mình ở. Tôi có điểm mạnh là khỏe, lì lợm và chơi quyết liệt, sẵn sàng ăn miếng trả miếng với đối thủ nếu bị chơi xấu, nhưng đá hoàn toàn bằng bản năng. Phải mất rất nhiều thời gian về sau, tôi mới hiểu được ý nghĩa của những buổi cụ Lan và thầy Nhân tỉ mỉ uốn nắn cho tôi từng động tác đỡ bóng bằng chân, hãm bóng bằng ngực, động tác bật nhảy tại chỗ, đánh đầu có đà...”.

Rời trường năng khiếu năm 1974, Ninh cùng các bạn tràn trề khí thế, cùng rủ nhau về Cảng Hải Phòng (CHP) chỉ vì mê câu chuyện thầy kể về trận cầu giữa tuyển Hải Phòng với đội bóng đá gồm toàn thủy thủ trên chiến hạm Dumont D’Urville - con tàu hải quân Pháp đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Nhà nước ta từ Pháp về Việt Nam. Trận đấu trên sân Phố Ga ngày đó kết thúc với tỷ số hòa 1-1, trở thành một phần lịch sử không thể quên của thành phố Cảng. Và cũng bởi vậy, dù có nhiều phiên hiệu bóng đá mạnh cùng thời đó, nhưng Ninh “đen” và các bạn chỉ cảm thấy “sướng” nhất nếu được đá cho Cảng.


Về CHP, Ninh được HLV Nguyễn Văn Tư và thầy Túc “gù” đặc biệt “săn sóc”, được đào tạo “ngón” bật nhảy rất cao trước khung thành để đánh đầu đưa bóng vào lưới. Với cách chơi đó, không mấy chốc Ninh đã giành được một suất chính thức trên hàng công.

... đến những trận cầu để đời

Năm 1983, Lê Quang Ninh được bầu chọn là một trong 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc, nhờ thành tích giúp CHP đứng thứ 3 giải A1 toàn quốc. CHP, với đội hình không được đánh giá cao, đã bất ngờ giành chiến thắng 2-1 trước Cảng Sài Gòn (CSG) trong trận đấu tranh ngôi 3-4.

“Trận đó, thực tế là tôi ghi được 4 bàn thắng, nhưng chỉ được công nhận có 2 bàn thôi. Hai bàn kia trọng tài Nguyễn Văn Mùi (Đà Nẵng) nhất quyết không cho “ăn” vì bắt tôi lỗi việt vị. Sau này, gặp lại anh Mùi, tôi vẫn cứ khiếu nại về hai bàn thắng đó. Hồi đó, hai đội đá trên sân Thống Nhất, khán giả tới sân đông nghẹt. Áp lực từ khán giả rất căng thẳng. Vào trận, CSG ép CHP suốt. Nhưng họ “khớp” tâm lý nên các cơ hội lần lượt trôi qua. Trong khi đó, chúng tôi thoải mái hơn, đặc biệt là sau khi tôi đánh đầu theo đúng chiêu của cụ Túc “gù” chỉ dạy để ghi bàn thắng, thế trận thuận lợi mở ra cho CHP. Và sau đó, tôi thực hiện pha ghi bàn thứ hai từ một cú sút ngay trên vạch 16m50”.

Năm 1976, Ninh “đen” lần đầu tiên được gọi lên đội tuyển quốc gia. 19 tuổi, chàng trai đất Cảng lên tuyển, đứng bên cạnh những Cao Cường (Thể Công), Hòa “B” (CAHN), Thành “chim” (Quân khu Việt Bắc) chỉ cảm thấy bỡ ngỡ, chứ không chút e sợ. Có lẽ, cũng vì khí chất ngang tàng của người Hải Phòng “quen thời tiết ở biển”, Lê Quang Ninh cứ lẳng lặng tập và thi đấu, không chút mặc cảm về tuổi nghề và danh tiếng trên sân cỏ. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh trong sự nghiệp thi đấu ở ĐTQG là trận giao hữu thắng Olympic Ba Lan 2-1 trên sân Hòn Gai (Quảng Ninh).

“Khi đó, đội tuyển đang hòa với bạn 1-1. Sau bàn thắng của mình do anh Võ Bá Tòng ghi, tôi nhận được bóng từ giữa sân, thấy trước mặt có 2 cầu thủ Ba Lan lừng lững chắn trước mắt, xung quanh chẳng thấy ai ở gần để chuyền bóng. HLV Lê Thế Thọ đứng bên ngoài sân gào: Chuyền đi, chuyền đi. Khổ nỗi, có ai đâu! Thế là tôi lắc người, làm động tác giả định chuyền nhưng lại đột phá tiếp qua trung vệ của họ rồi sút căng vào góc chết. Đến lúc ra ngoài sân, ông Thọ vẫn còn chưa hết bực, nhưng tôi cười rồi nói: Cháu “lắc” giống chú thế còn gì nữa! Vậy là ông hết cáu”.

Chuyện về cú “phốt”

“Đến bây giờ tôi vẫn còn bức xúc với báo chí. Và có lẽ vì thế, tôi rất ngại tiếp xúc với PV”, Ninh “đen”, giờ đây trở thành trợ lý HLV ở Hòa Phát, nhớ lại cú “phốt” năm 2005 ở CLB Ngân hàng Đông Á - Thép Pomina (NHĐA). “Lúc đó, cơ quan điều tra mời tôi lên làm việc về những vấn đề liên quan tới Ban huấn luyện NHĐA, vậy mà, các báo đã lập tức đưa tin tôi “dính” hối lộ, dàn xếp tỷ số, bán độ..., đủ thứ tội danh gán vào đầu. Nhà tôi khi đó nặng nề như có tang. May mà vợ tôi vốn rất tin tưởng và thương yêu tôi, nên luôn động viên tôi những lúc căng thẳng đầu óc. Tôi cứ ngẫm, mình là đàn ông, lúc còn đá bóng, quanh năm suốt tháng chẳng chăm lo được gì cho gia đình, vợ con; đến lúc từ giã sân cỏ (1988), vẫn gắn với trái bóng, rồi chuyển vào TP.HCM (1993), cả nhà đã một lần xáo động, bây giờ lại thế này. Mà tôi khi đó là trung tá (trợ lý HLV ở CA TP.HCM), đảng viên, chưa bao giờ có điều tiếng gì về kỷ luật. Bố vợ tôi là cựu danh thủ Tòng “cháy”, dù đã lớn tuổi nhưng cứ phải đi ra đi vào suốt để động viên vợ chồng tôi”.

Tai qua nạn khỏi. Tưởng như Ninh “đen” dứt hẳn nghiệp bóng đá, chuyển qua làm kinh doanh. Nhưng rồi, niềm đam mê với trái bóng vẫn đeo đẳng. Ninh lại khăn gói lên đường: ra Quảng Ngãi “sát cánh” cùng Hà Vương Ngầu Nại, rồi lại hỗ trợ Nguyễn Kim Hằng “lèo lái” đội bóng những lúc khó khăn. Để rồi, khi ông anh Nguyễn Thành Vinh cũng dứt bỏ được những nặng nề, trở lại với nghiệp huấn luyện, theo tiếng gọi của chiến hữu, Ninh “đen” trở ra miền Bắc cho tới nay. Hỏi chuyện về cú “phốt”, anh chỉ cười và nói “vẫn nặng đầu” nhưng “ngần đó chưa đủ để hạ gục trai đất Cảng”.

[align=right]Sưu tầm[/align]
dao hai cang
TVCT
TVCT
Bài viết: 26
Ngày tham gia: 27 Tháng 12 2009, 17:12

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by dao hai cang »

Bài báo trên nói quá đầy đủ về từng bước phát triển của Ninh "đen" trong sự nghiệp bóng đá. Tôi cũng đã định viết một bài nói cảm nghĩ của mình về một trong những danh thủ bóng đá đất Cảng này, nhưng do tư liệu chưa đủ nên xin khất các bạn vào lần sau.

Về Lê Quang Ninh, tôi có vài kỷ niệm nhỏ muốn kể với các bạn. Tôi nhớ không nhầm thì ở CHP và đội tuyển Thanh niên VN cũng như ở đội tuyển VN sau này, Ninh đen (từ khi biết LQN đã thấy người ta gọi thế, chắc do nước da đen của anh) đeo áo số 8. Ở Ninh có hai biệt tài.

Biệt tài số 1 là che chắn bóng. Các bạn thử hình dung, một Ninh đi bóng tốc độ tới gần sát biên ngang sân, một hoặc hai cầu thủ đối phương quây lại tranh giành bóng quyết liệt. Phía trước là biên nếu không giữ được, bóng sẽ đi hết đường biên ngang. Sau lưng cầu thủ số 8 của ta là 2 cầu thủ đẩy, kéo, xô người mạnh mẽ. Ninh hơi ngả người về phía sau, lưng che chắn không cho cầu thủ bạn tiếp cận bóng. Rồi một chân vờn bóng sang bên, lưng càng ngả về phía sau lấy khoảng cách. Khi đạt khoảng cách người và bóng cho phép là Ninh vụt bóng ngang vào cầu môn cho tuyến hai băng lên ghi bàn. Thời đó, trên sân Hàng Đẫy ai cũng thán phục biệt tài đó của Ninh. Cầu thủ nể Ninh nhất về tài này có lẽ là Trọng Giáp của Thể Công và Hòa "chó" CAHN (xin lỗi, ngày ấy người ta vẫn gọi Hòa như thế, tôi cũng chưa tìm hiểu xem tại sao).

Biệt tài số 2 của Ninh là sở hữu những quả sút xa. Dù sút xa nhưng bóng đi rất căng và hiểm. Về tài này Ninh thể hiện nhiều khi ở tuyển thanh niên VN do ông Lê Thế Thọ làm HLV. Ở đó có Mầu (Quảng Ninh) cũng có những quả sút xa, làm bàn bất ngờ nhưng chưa tạo thành sở trường như Ninh.

Nhiều lúc nghĩ về Ninh và các cầu thủ có tiếng của HP ngày xưa, tôi không hiểu sao họ lại không lập nghiệp HLV ở ngay đất Cảng? Sau một, hai giải làm HLV phó những người như LQN hay Đinh Thế Nam hoàn toàn có thể cầm quân chinh chiến cho quê hương, tại sao không? Có thể lãnh đạo bóng đá HP không làm thế vì họ có thực tế và lý do chính đáng. Nhưng tôi vẫn suy nghĩ và mong như thế.
Hình đại diện của thành viên
nghia cha
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1797
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2010, 14:07
Đến từ: HP_ Lacomber

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by nghia cha »

NINH "ĐEN"
Cái thiếu ở đây là số áo mà NINH đen mang là số 17
Hồi đó cửa 17 - Khán đài B là đông nhất đấy
Năm 1985 trận CHP _ CLB Quân đội đá có ông Sĩ Hiển và một số quan chức xuống dự khán để QĐ bầu (NINH or CƯỜNG) cầu thủ xuất sắc năm 1985... :)>-
Hình đại diện của thành viên
Dinh_HPVN
Điều hành viên
Điều hành viên
Bài viết: 2338
Ngày tham gia: 23 Tháng 11 2009, 18:47

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by Dinh_HPVN »

http://hp-fc.com/viewtopic.php?f=82&t=355
Bài này được post rồi mà. :>
khanhnam
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1523
Ngày tham gia: 17 Tháng 3 2010, 16:04
Đến từ: Trung tâm đào tạo vận động viên ném đá quốc gia

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by khanhnam »

Chính xác là Ninh đen đeo số 14 khi thi đấu cho CHP, còn em trai Ninh đen (hình như tên Thọ) đá cho CAHP mới đeo số 17, còn ông Le Quang Long mình không nhớ lắm. Anh em nhà Ninh đen (4 người) đều đi lên từ bóng đá đường phố (khu đường tàu Hồ sen và Mê linh)
Còn cửa đông nhất hồi đó phải là cửa số 4 (còn cửa 17-18 chỉ nhất bên KĐ B thôi)
Ninh đen còn nổi tiếng về khỏe, có những quả cầm bóng dũi như trâu (kiểu thằng Timothy HP bây giờ), tỳ đè tốt, sút bóng cũng căng nhưng không thuộc dạng cầu thủ đá đẹp, bay bướm và tính tế như Đặng Văn Dũng hay Đinh Thế Nam sau này
Parkjisung
HP-FC gold member
HP-FC gold member
Bài viết: 2582
Ngày tham gia: 17 Tháng 1 2010, 21:28
Đến từ: trái tim của một ai đó

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by Parkjisung »

Em thỉnh thoảng vẫn thấy bác này đến sân Cảng đá "phủi" với đội lão tướng Hải Phòng.
xuan anh
TVTB
TVTB
Bài viết: 1520
Ngày tham gia: 02 Tháng 2 2010, 02:07

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by xuan anh »

Lê Quang Ninh hồi đó đeo áo số 17,anh là người to cao khỏe dốc bóng cực nhanh đối phương lúc nào cũng phải 2 người kèm ,chỉ lơ là 1 chút là anh ghi bàn ngay .Một trong những trận hay trên sân Lạch tray là trận Cảng HP gặp Hải Quan SG ,trận đó CHP thắng 4-1 ,hôm đó Ninh đen ghi 2 bàn và tiền đạo kim Tiến ghi 2 bàn .Còn Lê Quang Long là em trai LQN ,đầu tiên đá ở quân khu 3, sau mới về đá cho CHP,Long đá cũng bình thường ko có gì nổi trội.Thời kỳ trước những năm 83 sân LT lúc nào cũng kín khán giả đến muộn là toàn phải mua vé chui hoặc phải ngồi khán đài c hoặc d,giữa năm 83 mình lên HN học nên ít được xem,ko biết khán giả còn đến đông nữa hay ko.
tranquocviet
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 614
Ngày tham gia: 03 Tháng 8 2010, 16:36

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by tranquocviet »

thông tin bổ ích cho những người trẻ tuổi như mình đây
xuan anh
TVTB
TVTB
Bài viết: 1520
Ngày tham gia: 02 Tháng 2 2010, 02:07

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by xuan anh »

xin lỗi mình ghi nhầm Kim Tiến ghi 2 bàn -Đúng phải là Kim Tuấn ghi 2 bàn
Hình đại diện của thành viên
nghia cha
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1797
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2010, 14:07
Đến từ: HP_ Lacomber

Re: Ninh “đen” - lừng danh trai đất Cảng

Gửi bài by nghia cha »

@"khanhnam:Chính xác là Ninh đen đeo số 14 khi thi đấu cho CHP, còn em trai Ninh đen (hình như tên Thọ) đá cho CAHP mới đeo số 17, còn ông Le Quang Long mình không nhớ lắm. Anh em nhà Ninh đen (4 người) đều đi lên từ bóng đá đường phố (khu đường tàu Hồ sen và Mê linh)
Còn cửa đông nhất hồi đó phải là cửa số 4 (còn cửa 17-18 chỉ nhất bên KĐ B thôi)...
NGUY HIỂM! BÉ CÁI NHẦM...

ĐÁ HAY CÒN TRẬN CHP - CAHN TẠI HÒN GAI (NĂM 82-85? CHP THUA TRẬN NÀY)
KỶ NIỆM NHỚ MÃI ĐI - VỀ bằng xe ca HẢI ÂU phải đứng như YOGA- ra muộn không có xe
Lúc về đến PHÀ RỪNG có những chuyện HÀI thì thôi rồi
NHẤT LÀ TRONG TRẬN ĐẤU Có người ném khúc mía xuống sân mà bị "tẩn" như đốt pháo sáng
KỶ NIỆM!
Đăng trả lời

Quay về