Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Những thảo luận, chia sẻ, tin tức về nghệ thuật và văn hoá bạn hãy gửi tại đây.
Đăng trả lời
cdvhp
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 657
Ngày tham gia: 01 Tháng 2 2010, 13:39

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by cdvhp »

Hứa Chử tức khí cởi trần vác đại đao ra gạ Mã Siêu đánh nhau là trường đoạn đọc lên phê tít mù
Hình đại diện của thành viên
nghia cha
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1797
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2010, 14:07
Đến từ: HP_ Lacomber

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by nghia cha »

Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu
Tào Tháo xóa thư lừa Hàn Toại
Hồi 8 mấy nhỉ?
cdvhp
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 657
Ngày tham gia: 01 Tháng 2 2010, 13:39

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by cdvhp »

Trong trận chiến ở Đồng Quan, Mã Siêu nhiều lần suýt bắt được Tào Tháo nhưng lần nào Tào Tháo cũng nhờ có Hứa Chử cứu thoát. Từ đó, Tào Tháo và quân Ngụy ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu".

Mã Siêu kéo quân đến nghênh chiến. Hứa Chữ xin ra đánh và thề quyết bắt sống Mã Siêu. Tào Tháo chấp thuận, bèn cho soạn chiến thư. Mã Siêu nổi giận phê vào thư là thề giết chết "con hổ dại".

Hôm sau đôi bên kéo nhau ra dàn trận. Siêu sai Bàng Đức làm cánh tả, Mã Đại làm cánh hữu, Hàn Toại áp quân đứng giữa. Siêu vác giáo ghìm ngựa trước cửa trận, gọi to Hứa Chử ra giao chiến.

Hứa Chử đã múa đao tế ngựa chạy ra. Mã Siêu vác giáo xông lại đánh. Hai bên đấu nhau hơn một trăm hiệp, chưa phân thắng bại, mà ngựa đã kiệt sức. Hai người đều phải trở về thay ngựa, rồi lại ra trận đánh nhau non trăm hiệp nữa, vẫn chưa ngã ngũ ra sao.

Hứa Chử nổi xung lên chạy ngay về, cởi cả áo giáp và mũ, mình trần trùng trục, vác giáo tế ngựa ra quyết chiến. Hai bên quân sĩ rất sợ hãi. Đánh được ba mươi hiệp, Chử ráng sức giơ đao bổ xuống đầu Mã Siêu. Siêu tránh ngay được, đâm luôn một giáo vào giữa rốn Chử. Chử vội vàng quẳng đao, túm luôn ngọn giáo.
Hai người ngồi trên ngựa giằng nhau, Chử khoẻ quá, bẻ ngọn giáo đánh rắc một cái gãy ngay làm đôi. Mỗi người cầm nửa cán giáo gãy, giọt nhau lộn bậy. Tháo sợ Chử núng thế, sai Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng ra đánh giúp. Bên này hai cánh quân thiết kỵ của Bàng Đức, Mã Đại thấy vậy cũng xô cả vào đánh tới tấp. Quân Tháo rối loạn. Cánh tay Hứa Chử bị trúng hai mũi tên. Các tướng hoảng sợ rút về trại, Siêu đuổi riết đến bờ sông. Quân Tháo thiệt hại quá nửa. Tháo sai đóng chặt cửa lại, không ra nữa.

Mã Siêu về đến Vị Khẩu, nói với Hàn Toại rằng: Tôi chưa thấy ai đánh nhau dữ dội như Hứa Chử, quả thực là “hổ dại”.


(wikipedia)
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày cdvhp với 19 lần sửa trong tổng số.
Hình đại diện của thành viên
Qkamejoko
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 253
Ngày tham gia: 24 Tháng 11 2009, 20:28

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by Qkamejoko »

Anh hùng thì sao? Gian hùng thì sao? Mọi người sao chỉ thấy bàn là anh hùng với gian hùng mà không bàn đến 2 cái đó giống và khác nhau thế nào, có tác dụng gì?

Anh hùng hay gian hùng chẳng qua cũng là cách nhìn của người đời mà thôi, có những nhân vật nhìn ở góc độ này, thời điểm này là gian hùng, nhưng nhìn ở góc độ khác, thời điểm khác thì lại là anh hùng. Tôi thích Lưu Bị thì thà chết tôi cũng bảo hắn anh hùng, mà tôi ghét thì tôi cãi chầy cối gì cũng được là nó gian hung. Vậy rốt cục là thành cãi nhau thôi :p

Do anh hùng hay gian hùng cũng chỉ là theo quan điểm nhất định. Bởi vậy có thể dễ dàng nhận ra một người là anh hùng hay gian hùng sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc người đó có chiếm được cảm tình của người nhận xét hay không. Từ đó có suy ra, vị nào đem lại lợi ích nhiều và ít tổn hại cho một cộng đồng thì sẽ trở thành anh hùng của cộng đồng đó. Cái tỷ lệ lợi ích/tổn hại càng lớn, thì anh hùng càng oanh liệt. Còn người nào đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đem lại nhiều tổn hại thì là gian hùng. Người nào đem lại lợi ích ít hơn tổn hại thì thành gian ác, tội đồ. Cũng bởi mỗi cộng đồng lại được nhận lợi ích và tổn hại khác nhau từ một nhân vật, nên nhân vật đó ở chỗ này là anh hùng, chỗ khác là gian hùng, chỗ khác nữa lại là tội đồ gian ác.

Đơn giản vậy thôi mà hơi bị đúng nhé.

Lấy ví dụ Tần Thủy Hoàng. Nếu sống cùng thời với ông ta thì việc đốt sách, bắt phu xây trường thành gây oán hận trong dân chúng, đương nhiên ông ta là Hôn quân vô đạo, gian ác cùng cực. Nhưng sau đó vài trăm năm mới thấy tác dụng ngăn Hung nô của trường thành bảo vệ cho dân, mới thấy Trung Quốc được thống nhất sẽ lớn mạnh thế nào (mặc dù ngắn ngủi, nhưng đã đặt tiền đề cho mấy trăm năm nhà Hán và lợi ích của nó đã khiến việc thống nhất Trung Quốc từ đó trở thành mục tiêu rất rõ rệt cho thời Tam Quốc và các thời sau này) nhưng do oán hận chưa phai, nên Tần Thủy Hoàng dần dần trở thành gian hùng. Đến giờ dân Trung Quốc quá tự hào về cái trường thành vạn dặm, quá tự hào về lịch sử hào hùng của thời Tần cho nên Tần Thủy Hoàng lại biến thành anh hùng cmnr. Chả có gì phải bàn cãi cả.

Khổ nỗi, binh đao loạn lạc, dựng nước giữ nước, cái chí của người lãnh đạo với cái chí của người dân khác nhau tới mười vạn tám ngàn dặm. Dân thì chỉ lo có cơm ăn áo mặc trong ngày mai là đã kêu "đời đời ấm no" rồi. Nhưng để làm việc lớn nhiều khi phải hy sinh cái nhỏ. Nếu mục đích là quốc gia trong vài chục/vài trăm năm thì có những lúc dân mất bát cơm, người mất mạng là chuyện tất yếu. Vài chục năm là quá dài đối với cái "đời đời ấm no" của dân nên đương nhiên là kêu váng trời lệch đất. Thế thên, trong lịch sử, nhưng vị nào được ca ngợi là anh hùng mà toàn vẹn được cả dân lẫn nước đều là bậc đại tài được thế giới công nhận. Những vị anh hùng "nửa mùa" cố gắng bám lấy cái chữ "anh hùng" mà thiên hạ ban cho hầu hết là đều không làm được việc lớn, đều là cái dũng thất phu hoặc cái tâm "đàn bà", chết thảm uất ức ở một chỗ nào đó trên bản đồ, một góc nào đó trong lịch sử như Hạng Võ, Quan Công, Tống Giang... mà thôi.

Số còn lại, không lệ tiểu tiết, hy sinh cái nhỏ làm cái lớn, phụ người để được việc chung... đều là gian hùng cả.
Nói như vậy, ở một góc độ nhất định mà nói, dù là Tào Tháo hay Lưu Bị cũng chưa chắc ai anh hùng hơn ai, cũng chưa chắc ai gian hùng hơn ai. Như Tào Tháo thân tiếp quản đại quyền đại quân, cái gian hùng nó lộ ngay trước mặt. Chứ còn anh Lưu Bị thân là thằng bán hàng rong, chỉ ba tấc lưỡi vài giọt nước mắt cá sấu mà phân ba thiên hạ, sáng ngang Tào, chiều bằng Tôn thì đủ biết, độ gian cũng chẳng kém. :D
PhamTrung Tuyen
TVCT
TVCT
Bài viết: 1161
Ngày tham gia: 02 Tháng 12 2009, 12:48

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by PhamTrung Tuyen »

Nhân có chủ đề về các nhân vật Tam Quốc, xin tặng các bạn 1 bài viết của mình, may còn lưu trên máy (đã đăng báo Thương Gia số Xuân Nhâm Thìn 2012 vừa qua):

Khổng Minh – Bi kịch một đời

Đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa và xem phim Tam Quốc trên truyền hình, ta chỉ thấy một Khổng Minh tài ba lỗi lạc, đoán việc như thần, chiến công lừng lẫy mà không thấy sự long đong, lận đận của ông, càng không thấy tấn bi kịch đời ông. Nhưng đọc lá số tử vi của Khổng Minh thì lại thấy những điều này rất rõ.

Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất, ngày 10/4 năm Tân Dậu (181 Dương Lịch). Mệnh Mộc, vô chính diệu ở Cung Mùi (thổ), chứng tỏ ông là người không gặp vận. Khi Khổng Minh sinh ra, nhà Hán đã mạt vận rồi. Chính quyền Trung ương thối nát đến cực độ, nhà vua công khai bán quan tước, tước Tam công 10 triệu tiền... Lũ hoạn quan tham tàn, ngang ngược, bạc ác trăm bề. Lương Ký trong nhà có 3 tỷ tiền. Hoạn quan Hầu Lãm cướp của dân 100 khoảnh ruộng, 380 ngôi nhà. Đê điều vỡ, đồng ruộng mất trắng, nhân dân chết đói đầy đường, nhiều nhà chết 4-5 người, có nhà chết hết. 2 đô thành Lạc Dương và Tràng An tiêu điều vắng vẻ, trong thành không có dấu chân người...

Cung Mệnh của Khổng Minh còn có Tả Phù, Hữu Bật, có Thai, có Thanh Long, có Thái Dương ở Cung Mão, Thái Âm ở Cung Hợi, chiếu lên mệnh vô chính hiệu ở Cung Mùi, tạo thành cách Nhật nguyệt Tinh minh, đây là người hiểu thấu trời xanh. Cung mệnh còn có Thiên lương (Mộc) đồng Thái Dương (Hỏa) là người trời sinh ra để phò tá các bậc quân vương. Nhưng Tả Phù Hữu Bật cũng nói về sự lưu lạc. Thuở nhỏ, Khổng Minh phải lưu lạc, vì bố mẹ mất sớm. Cung Phụ Mẫu trong tử vi của ông có Thiên Mã, Phá Quân hãm và một ngôi sao rất xấu là Linh Tinh nên bố mẹ không song toàn được. Sau khi mẹ mất, bố ông là Gia Cát Phong cũng mất nốt nên ông phải dắt em là Gia Cát Quân đến ở nhà chú là Gia Cát Huyền ở quận Dự Chương (nay là huyện Nam Xương, Vũ Hán). Gia Cát Huyền làm Thái thú Dự Chương một thời gian rất ngắn rồi bị Chu Hạo do Tào Tháo phái tới đánh đuổi, phải chạy tới Tương Dương rồi mắc bệnh mà chết. Mất người nương tựa, Gia Cát Lượng cùng em là Gia Cát Quân lên núi Long Trung khai hoang, cày cấy như một người nông dân bình thường, chỉ khác là rất chăm đọc sách. 3 người bạn thường đàm đạo văn chương chữ nghĩa với Gia Cát Lượng là Thạch Thao, Từ Thứ và Mạnh Kiến. Rất giỏi khoa tử vi, Gia Cát Lượng biết trước tương lai của 3 người bạn này. Ông nói rằng trong tương lai họ có thể làm chức Thứ Sử, Thái thú. Quả thật sau này Thạch Thao làm tới chức Thái thú, Từ Thứ giữ chức Trung Lang tướng và Ngự Sử Trung Thừa. Mạnh Kiến thì làm tới chức Thứ Sử Lương Châu.

Bi kịch của Khổng Minh bắt đầu ở sự biết. Ông biết tất cả, biết người, biết trời, biết thời. Vì biết trời nên ông biết đến ngày đó thì ở Trường Giang có Gió Đông thổi chứ Khổng Minh không có tài hô phong hoán vũ. Các chính tinh chiếu Mệnh và cung Thân của ông đều sáng rõ, không có cái gì mù mờ, chứng tỏ ông không phải là đạo sĩ, pháp sư để làm pháp thuật. Ông cũng không chế được trâu gỗ, ngựa gỗ, không cần đẩy cũng đi được. Cái tài này là do nhân dân quá tôn sùng mà gán cho ông. Biết thời, ông biết vận nhà Hán đã mạt rồi nhưng nếu cứ cày ruộng và đọc sách trên núi thì trí tuệ và tài năng của ông đành bỏ phí. Đem hiểu biết ra giúp đời, nhưng giúp ai? Chả nhẽ giúp Tào Tháo, một kẻ được xem là giặc nhà Hán, hay giúp Tôn Quyền ở Đông Ngô? Tôn Quyền không phải dòng dõi nhà Hán, vả lại Tôn Quyền cũng không 3 lần đến lều cỏ mời Khổng Minh, vậy chỉ có thể phò giúp Lưu Bị mà thôi. Trong cung số của Khổng Minh có Tử Vi đóng ở Ngọ, tức là thời điểm sáng nhất, điều này nói rằng ông biết chọn Minh chủ, không thể lầm lẫn. Tả Phù, Hữu Bật, nhập mệnh cũng nói rằng đây là người hiểu biết sâu rộng, nghị lực phi thường. Trên thực tế thì Khổng Minh việc gì cũng biết và làm việc không biết mệt mỏi. Sao Thiên Mã của Khổng Minh đóng ở Cung Hợi. Nhiều người nói mã ở Cung Hợi là ngựa cùng đường. Nhưng Khổng Minh mệnh mộc nên con mã ở đây rất hay, rong ruổi dặm xa, càng đi càng sang quý. Nhưng mã ở Cung Hợi cũng nói rằng con ngựa này luôn phải gắng sức kéo cỗ xe nặng nề, bên cạnh lại còn có Thai và Tang Môn nên không thể sống lâu được. Khổng Minh không chỉ có Tử Vi Cư Ngọ mà còn có Tam Hóa Liên Châu (Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền) ở Sửu, Dần, Mão, điều này nói rằng Khổng Minh là người bày mưu tính kế sau màn trướng chứ trực tiếp cầm quân đi đánh trận là khó thắng. 7 lần ông dẫn quân ra Kỳ Sơn đều không thắng được.

Biết người nên ông dùng tướng rất giỏi, biết lúc nào thì phải khích tướng già Hoàng Trung, biết lúc nào thì phải giao việc lớn cho Triệu Tử Long, biết lúc nào thì có thể giao cho Quan Vân Trường phục bắt Tào Tháo ở hẽm Hoa Dung. Biết thời vận Nhà Hán đã hết nhưng Khổng Minh vẫn phò giúp Lưu Bị mong phục hưng nhà Hán, ấy là ông cưỡng lại mệnh trời. Phải là người cực kỳ thông minh và tài ba mới dám cưỡng lại mệnh trời nhưng với ông nhân định không thắng được thiên. Con Thiên Lý Mã Khổng Minh kéo cỗ xe tàn của nhà Hán cũng chỉ được 26 năm thôi, khi Quan Vân Trường một chút nông nổi phá vỡ mất thế liên minh Ngô Thục thì cỗ xe của nhà Thục lao xuống vực rất nhanh.

Trong đại vận cuối cùng của Khổng Minh ( 54- 63 tuổi) có Hóa Khoa chiếu mệnh, nhưng lại có Tang Môn, Mộ, Tuyệt nên không thể sống thêm được, vậy mà Khổng Minh lập đàn cứu tinh nhưng không thành, nến tắt, sao rơi, Khổng Minh qua đời nhưng sự nghiệp còn dang dở. Đó cũng là bi kịch của Khổng Minh. Nhưng chưa hết, đại vận này còn có sao Phục binh (tiểu nhân hãm hại) sau khi ông chết, nhân dân khắp nơi đòi triều đình xây một ngôi miếu thờ Gia Cát Lượng nhưng bị bọn hoạn quan dèm pha nên ông vua ngu tối Lưu Thiền không đồng ý, nhân dân phải lập đàn thờ ông ở ngoài đường, ngoài ngõ, người Vân Nam thờ Khổng Minh ở ngoài đồng. Ở Thành Đô (kinh thành của nhà Thục có một ngôi đền thờ Lưu Bị, gọi là Chiêu Liệt Miếu nhưng nhân dân Trung Quốc từ hơn 2000 năm nay không gọi đó là Chiêu Liệt Miếu mà gọi là Vũ Hầu Từ đền thờ Khổng Minh). Nhà thơ Đỗ Phủ đến đây đã viết: “Thừa tướng Từ Đường hà xứ tầm, Cẩm Quan thành ngoại, bách sâm sâm” (Đền thờ của Thừa tướng ở Ngoại thành Cẩm Quan, tức Thành Đô, tùng bách mọc điệp trùng). Đỗ Phủ còn viết thêm: “Xuất sư vị tiệp thân tiên tử, trường xử anh hùng lệ mãn khâm” (ra quân chưa thắng đã chết, khiển kẻ anh hùng lệ đẫm khăn).

Qủa là thần sầu, viết như thế rất đúng với cuộc đời đầy bi kịch của Khổng Minh vậy.
Hình đại diện của thành viên
vtkiem
Tech Support
Tech Support
Bài viết: 5058
Ngày tham gia: 22 Tháng 11 2009, 14:48

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by vtkiem »

Tôi xem 3 Quốc có nhiều trường đoạn thik nhưng ấn tượng với đoạn Khổng Minh uốn ba tấc lưỡi chửi tất cả mưu sĩ Đông Ngô mà ko chú nào bật lại được, mà các chú toàn hỏi đểu, hỏi xoáy........có chú vừa mở mồm ra đã bị mắng: thằng ăn trộm cam đấy hả ?.....thế là tịt ngóm.

Đoạn nữa ấy là Lưu Bị sang Đông Ngô làm rể, Tôn Quyền muốn bắt Lưu Bị ở lại đó mà giam lỏng, hay giết đi theo kế của Chu Du, nhưng bị Gia Cát Lượng tương kế tựu kế, đã ko bắt giết được Lưu Bị lại còn mất em gái vào tay kẻ địch, đau thế là cùng, buồn cười cái đoạn tự dưng bà mẹ Tôn Quyền quay ra chửi xối xả vì là thằng bất hiếu, ko tác hợp cho em gái , Quyền cứ ớ ra ko hiểu chuyện j, Quyền về ấm ức mách lại cho Du, Du quay ra tính kế nhưng toàn đi sau Khổng Minh 1 bước, mất bố nó gái vào tay Bị lại để nó chạy xổng mất, Quyền căm tức ko để đâu cho hết.
Hình đại diện của thành viên
xmhp6666
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1991
Ngày tham gia: 04 Tháng 8 2010, 21:59

Re: Lưu Bị Anh hùng hay Gian hùng?

Gửi bài by xmhp6666 »

Lưu Huyền Đức đưa dân qua sông
Triệu Tử Long một ngựa cứu chúa

<:-P <:-P <:-P
Đăng trả lời

Quay về