Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Nơi gửi gắm những cảm xúc, hiểu biết của bạn về thành phố, con người đất Cảng quê hương.

Điều hành viên: zuki

Hình đại diện của thành viên
PoteyTau
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 546
Ngày tham gia: 03 Tháng 12 2009, 08:47

Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by PoteyTau »

1.Tóm tắt việc hình thành cái gọi là TP Hải Phòng.
- Ngày 19/7/1888 Pháp ép Đồng Khánh nhượng Hải Phòng để xây dựng thành phố trên cơ sở địa giới hành chính cắt từ các huyện : An Dương, Nghi Dương, An Lão (thuộc phủ Kiến Thuỵ) và một phần huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) của Hải Dương, đầu tiên gọi là Nha Hải Phòng, ngày 11/9/1887 đổi là tỉnh Hải Phòng.
Tổng thống Pháp khi đó là Sadi Carnot trực tiếp kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương
- Đến ngày 31/10/1898, toàn quyền Đông Dương tách TP Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lị về Phủ Liễn. Tháng 8 năm 1902 tỉnh đổi tên thành tỉnh Phù Liễn, ngày 17/ 2/1906 thành tỉnh Kiến An. Kiến An là tỉnh Bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền.
-Tháng 11 năm 1946, chính quyền VNDCCH hợp nhất Kiến An với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến. Đến 12/1948, lại tách riêng theo địa danh cũ thành 2 đơn vị hành chính. Trong các năm 1952-1953, sau trận càn “Con sứa” ( Méduse), tháng 4/1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ cho Tf Hải Phòng. Nhưng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (89 xã): Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy. Ngày 4/3/1950, Kiến An được sáp nhập thêm huyện Thủy Nguyên từ tỉnh Quảng Yên.
- Ngày 26/9/1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, ngày 27/10/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II đã có Nghị quyết về việc hợp nhất Hải Phòng- Kiến An thành thành phố Hải Phòng.
2. Việc hình thành tên gọi Hải Phòng
-Theo một số chuyên gia, cái tên Hải Phòng xuất phát từ Hải tần phòng thủ thời bà Lê Chân. Sau này khi làm một số tiểu luận về LS kiến trúc HP, mọi người vẫn dùng khái niệm này, và được các thày đều là GS.TS chấp nhận. Rõ ràng đây là sự dễ dãi và tự kỷ, vì rõ ràng cái tên Hải Tần Phòng Thủ là chức vụ của bà Lê Chân vào năm 40-43, trong khoảng thời gian gần 2000 năm từ đó đến nay, không ai nhắc đến nó nữa trừ chúng ta, những con người của năm 2k.
Sau này mình đọc được giả thiết khác có vẻ ổn hơn, đó trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 2 thế kỷ( XVII - XVIII), có một bến cảng ở bên cửa sông Cấm được gọi là cảng Ninh Hải giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa xứ Đàng ngoài với các thuyền buôn phương Tây (đặc biệt là người Hà Lan và người Anh) bên cạnh sự hình thành và phát triển của Phố Hiến.
Khi nhà Nguyễn phải ký Hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng. Từ đây tên gọi Hải Phòng bắt đầu xuất hiện trong cách gọi của người Pháp lẫn người bản địa. Cho nên mình nghiêng về gải thiết này.
3. Quy hoach - Kiến trúc HP thời Pháp thuộc
Ngay từ những năm 20, người Pháp đã lập quy hoạch chi tiết cho thành phố HP tương đối hoàn chỉnh và gần giống với HN và SG, với ý đồ xây dựng 3TP cấp 1 đầu tiên ở VN.
Hình ảnh
Đây là bản đồ QH Hải Phòng được công bố năm 1920 do KTS Pháp làm

Và sau 90 năm, TP Hải Phòng đã phát triển như thế này
Hình ảnh
Đây là bản đồ QH Hải Phòng được công bố năm 2010 do người VN làm.
Cùng với việc lập QH cho Hải Phòng, người Pháp tiến hành xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các trụ sở chính, các công trình công cộng, văn hoá, thể thao cũng được xây dựng hàng loạt.
Bắt đầu từ khu vực trung tâm, nơi có Nhà hát Thành phố, Bảo tàng, quán hoa, thư viện, Ngân hàng, Nhà băng Năm Sao… cùng một loạt biệt thự theo kiến trúc Pháp, hình thành các phố Tây mà bây giờ được đặt tên như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lương Khánh Thiện, Đà Nẵng… Đây cũng là trục đô thị phát triển dọc theo cảng biển Hải Phòng.
Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng hình thành nhiều khu phố Tàu (đương nhiên của người Tàu) như Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Kỳ Đồng, Lãn Ông, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái…Những phố Tàu này, rất kỳ lạ lại là nơi hình thành, phát sinh và lưu giữ nhiều dấu ấn văn hoá cũng như tính cách chính của người dân Hải Phòng sau này, bao gồm cả cái giới nổi tiếng suốt trong Nam ngoài Bắc, đó là giới giang hồ.
Và đây là QH-Kiến trúc của thời ấy.
a/ Đầu tiên là Nhà hát Lớn
Hình ảnhHình ảnh
Sau gần 100 năm...
Hình ảnh
So sánh Phối cảnh góc ngày xưa....
Hình ảnhHình ảnh
và nay...
Hình ảnh
So sánh tổng thể xưa...
Hình ảnh
và nay...
Hình ảnh
Theo đánh giá của tôi, một KTS thì Nhà hát Lớn HP là công trình hiếm hoi giữ được khỏang 90% đường nét nguyên bản, vốn là một tỷ lệ tương đối cao trong bảo tồn. Nhưng cái 10% thay đổi ấy rõ ràng cũng làm cho công trình này mang nét dài dại so với chính nó. Một vài chi tiết rất nhỏ, thêm vào hay bớt đi của nhà hát lớn đã làm nó bớt đi hoành tráng, bớt đi sự uy nghiêm, và vui vẻ hơn, gần gũi hơn nhưgn cũng "ngố" hơn. Về không gian tổng thể, rõ ràng trong quy hoạch cũ, nhà hát lớn với 2 cây cầu, hàng ghế đá mang nhiều tính mỹ thuật hơn, nhưng rõ ràng với sự phát triển của tổng thể, thì quy hoạch như ngày nay mới phù hợp hơn.
b/ Công trình thứ 2 là bảo tàng
Ngày xưa, Bảo tàng vốn là ngân hàng Pháp-Hoa, một cồng trình tuyệt đẹp...
Hình ảnh
Do quan điểm sai lầm những năm mới giải phóng HP, là việc cố gắng xóa bỏ những vết tích cũ chứng tỏ sự hiện diện của người Pháp trên mảnh đất này đã biến cồng trình bề thế thành ra thế này
Hình ảnh
Một sự thụt lùi thảm hại. Rõ ràng việc cố gắng chối bỏ sự hiện diện của kiến trúc thuộc địa Pháp ( chứ không phải kiến trúc Pháp như nhiều người từng gọi) ở đây là không thể, trừ phi chúng ta phá đi hoàn toàn. Việc cắt đi một phần làm cho công trình nó thành dở dang, không còn nhiều giá trị lịch sử, và tính mỹ thuật thì rõ ràng là 1 trời một vực.
còn tiếp...
kiencangcon
HP-FC CASHIER
HP-FC CASHIER
Bài viết: 4188
Ngày tham gia: 23 Tháng 7 2010, 10:12
Đến từ: Thành phố Hoa Phượng Đỏ

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by kiencangcon »

Cái nhà đang là Kho bạc ở chân cầu Lạc Long bây giờ có phải là do người Pháp thiết kế và xây dựng không anh Khoai Tây??
cauvuotlachtray
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 412
Ngày tham gia: 05 Tháng 4 2011, 08:17

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by cauvuotlachtray »

VN không học được môn xây,chỉ giỏi môn phá
Hình đại diện của thành viên
PoteyTau
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 546
Ngày tham gia: 03 Tháng 12 2009, 08:47

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by PoteyTau »

c/ Ngân Hàng nhà nước.
Hình ảnh
Hình ảnh
Đây vốn là một nhà hàng của người Pháp, về thế đất mà nói, khu đất này nằm quay lưng ra sông, quay mặt vào trong trung tâm thành phố, lại nằm giáp cạnh nhánh sông khác. Làm nhà hàng thì quá tuyệt, nhưng làm nơi chứa tiền thì bại..bại... Đây là nơi dễ công khó thủ, đã đánh là mất, chưa kể nếu cướp ngân hàng thì quá dễ để tẩu thoát. Đã thế lại chìa lưng ra sông lớn, đây là thế Tử, không thể phát triển.
Cái được của của công trình này là tuy bị biến đổi về công năng nhưng không bị mất đi ngôn ngữ kiến trúc của nó, động thái duy nhất là lắp hệ thống cửa để biến không gian mở của nhà hàng thành không gian đóng của ngân hàng cùng cái biển hiệu trương lên sảnh chính.
Hình ảnh
Về mặt hình thức mà nói, thì với kiến trúc này, làm ngân hàng cũng hợp lý, hệ thống cửa và cái biển hiệu NHNN, ơn trời là nó không phá vỡ mặt tiền như đa số các công trình khác. CHỉ có điều vị trí của khu đất thì lại không ổn như đã nói ở trên.

d/ Trụ sở UBND TP

Ngày xưa thì đây gọi là toà thị chính
Hình ảnh

Ngày nay gọi là UBND, chính xác là khi tiếp dân của UBND.Tính chất công trình vẫn như thế. Lần cải tạo thứ nhất có vẻ tạm ổn. Mình chỉ không hiểu tại sao người Pháp vẫn chọn thế dựa lưng vào sông và quay mặt vào trong trung tâm trong khi thế bền vững phải là tựa lưng vào núi và quay mặt về phía sông???
Hình ảnh

Lần cải tạo thứ 2 thì quá thảm. Từ 4 ô cửa sổ và 4 ô cửa mái mỗi bên đối xứng nhau thành mỗi bên chỉ còn 2 cửa sổ và ...3 cửa mái. Không hiểu KTS nào đưa ra phương án này hay là do ý thích của một ông chủ tịch nào đó. Quá bại! Công trình bây giờ nó như cái thằng nhẩy điệu Gangnam Style vậy :))
Hình ảnh

e/ Ty cảnh sát
Hình ảnh

Ngày nay vẫn thuộc công an
Hình ảnh
Điểm khác nhau là mất đi một cửa mái, thêm một cái sảnh tam giác trông cực nhà quê và 2 cái chiếu che nắng trên tầng 2. Cái sảnh tam giác này nó thực hiện quá tốt công việc của nó là phá hoại và tôi đồ rằng nó được xây mà không cần bản vẽ, vì không có một KTS nào đủ dũng cảm để vẽ lên cái đó.
Long xi măng
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 652
Ngày tham gia: 10 Tháng 7 2012, 08:15

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by Long xi măng »

Đồng hồ 3 chuông
Hình ảnh
Bưu điện thành phố
Hình ảnh
Long xi măng
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 652
Ngày tham gia: 10 Tháng 7 2012, 08:15

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by Long xi măng »

Hình như là Cầu quay
Hình ảnh
Long xi măng
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 652
Ngày tham gia: 10 Tháng 7 2012, 08:15

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by Long xi măng »

(tiếp)..Nhà Hát lớn Hải Phòng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnhHình ảnhHình ảnh
Long xi măng
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 652
Ngày tham gia: 10 Tháng 7 2012, 08:15

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by Long xi măng »

Bờ sông lấp
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
HoangQM
HP-FC silver member
HP-FC silver member
Bài viết: 1328
Ngày tham gia: 19 Tháng 3 2010, 13:51

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by HoangQM »

Cái toà nhà cạnh sân Lạch Tray làm trụ sở Sở thể thao Hải Phòng, ngày trước những năm 80 bọn mình đi học ở trường Nguyễn Đình Chiểu toàn sang bên này ngồi ở cái bậc thềm của nó quay ra đường Lạch Tray chơi, bây giờ chả thấy bậc thêm đâu còn toà nhà thì đến là thảm hại. Chán thật
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ.
Long xi măng
HP-FC member
HP-FC member
Bài viết: 652
Ngày tham gia: 10 Tháng 7 2012, 08:15

Re: Kiến trúc HP. Xưa và nay!

Gửi bài by Long xi măng »

Xưa kia trước mặt nhà hát lớn có dòng sông lấp chảy qua
Hình ảnh
Đăng trả lời

Quay về