Người thầy vĩ đại Nguyễn Lan

Bạn có thể tìm hiểu lịch sử bóng đá đất Cảng, những bài viết phân tích, bình luận không chỉ XMHP mà tất cả những đội bóng TP Hoa Phượng Đỏ từng thi đấu tại Việt Nam. Box này đồng thời cũng là nơi bạn có thể đưa ra những nhận định về mọi khía cạnh trong bóng đá Hải Phòng nói chung.

Các điều hành viên: knv, sonha16cbhp

Nội quy chuyên mục
Để đảm bảo chất lượng bài viết cho chuyên mục, yêu cầu các thành viên hãy suy nghĩ kỹ trước khi post bài tại các topic trong chuyên mục này, không comment vu vơ làm hỏng chủ đề, những comment spam hoặc vi phạm nội quy diễn đàn sẽ bị xóa mà không cần thông báo.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
Tung_Alonso
Super Moderator
Super Moderator
Bài viết: 5008
Ngày tham gia: 23 Tháng 11 2009, 21:51

Người thầy vĩ đại Nguyễn Lan

Gửi bài by Tung_Alonso »

[align=justify](TT&VH) - Nhắc đến những cái tên nức tiếng như Trần Duy Long, Phạm Văn Mỵ, Trần Bình Sự, Lê Quang Ninh hay trẻ hơn là Vũ Mạnh Dũng (anh hùng lực lượng vũ trang), Đinh Thế Nam…, đến dân ngoại đạo môn thể thao vua, chắc cũng đôi lần nghe qua. Nhưng, ít ai biết, hết thảy những cựu danh thủ, các HLV đã thành danh ấy, từng là học trò của thầy Nguyễn Lan, một cựu võ sỹ quyền Anh, nhưng lại gắn nghiệp mình với trái bóng tròn, nuôi dưỡng và đào tạo thành tài cho bao thế hệ cầu thủ xứ hoa phượng đỏ nói riêng, cũng như miền Bắc nói chung.

Chào mừng kỷ niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2010), các danh thủ - HLV Hải Phòng qua các thời kỳ, từng là học trò của thầy Lan, sẽ tề tựu về đất cảng, để tri ân và chúc phúc người thầy đã bước qua tuổi 94. Chiều nay, sân bóng Cảng Hải Phòng, không chỉ có trận cầu tri ân (giữa các thế hệ học trò), buổi tiệc hoành tráng, mà những câu chuyện về thầy Lan sẽ miên man, không bao giờ dứt…

[align=center]Hình ảnh
Thầy Lan, với “bộ sưu tầm” huy chương, huy hiệu đủ thể loại - Ảnh Tư liệu[/align]

Sự nghiệp trồng người…

“Cậu Nam, cậu chỉ biết đá mỗi chân trái thôi à? Bỏ cái chân trái của cậu đi, tập chuyền và sút bóng bằng chân phải. Chỉ chân phải thôi nhé, tôi mà phát hiện cậu dùng chân trái, là sẽ phạt nặng đấy…”; “Tuần này chúng ta sẽ tập các động tác làm chủ quả bóng bằng đầu và ngực”, hay “Tháng này đội bóng sẽ tập thể lực không bóng”. V.v và v.v… Lời thầy Lan vẫn văng vẳng đâu đây, trên cái sân tập đất nện Cảng Hải Phòng. Nghiêm nghị, và rất căn cơ bởi có khi cả buổi tập, rồi nhiều ngày và thậm chí nhiều tuần, HLV Nguyễn Lan chỉ rèn chỉ một động tác bóng cho các học trò. Ai yếu cái nào, phải tập thuần thục cái đó. Bắt đầu từ những khổ luyện như thế, nên các thế hệ học trò của thầy Nguyễn Lan có kỹ năng - tư duy chơi bóng rất bài bản. Có thể điều đó qua phong thái của cựu danh thủ Trần Duy Long, Trần Hùng hay Đinh Thế Nam…

Trước Cách mạng, cũng như giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng XHCN, Nguyễn Lan vốn là một tay đấm chuyên nghiệp, với kỹ năng hạ gục đối thủ có một không hai. Tùy vào sắc mặt của từng đối thủ, ông sẽ có những phương án đánh khác nhau: bền bỉ, chờ sai lầm hoặc là cấp tập, hạ “knock-out” đối phương ở ngay hiệp đấu đầu tiên. Sự tôn trọng đúng mực, với từng đối thủ, từng giải đấu quyền Anh ở các cấp độ khác nhau, trong sự nghiệp đeo găng của Nguyễn Lan, đã được ông truyền lại cho các học trò, ở các lớp năng khiếu bóng đá Cảng Hải Phòng. Đến tận sau này, khi học trò thầy Lan từng thành công ở mức độ khác nhau, với nghiệp HLV bóng đá, cũng hiếm ai duy trì được tính kỷ luật của nhà binh, như người thầy vĩ đại của mình. Không đơn thuần là câu chuyện của thời thế nữa, mà làm thầy, đôi khi chỉ là cái uy.

[center]Hình ảnh
Một trong những lớp năng khiếu đầu tiên của thầy Lan ở sân bóng Cảng Hải Phòng - Ảnh Tư liệu[/center]

Trồng người, ở mọi khía cạnh – ngành nghề của cuộc sống, đều là công việc rất cực nhọc. Với thầy cô giáo, hạnh phúc lớn nhất không phải đợi chờ những tri ân, mà là chứng kiến các học trò của mình thành danh. Niềm vui ấy không tả được bằng lời.

… của một người thầy, người cha

“Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi lần nhóm trực nhật chúng tôi bị bác Lan (các học trò của HLV Nguyễn Lan vẫn quen gọi ông bằng “bác”, một cách kính cẩn) phạt, vì cái tội… vô ý. Năm ấy, tôi mới 12-13 tuổi và nhóm trực nhật (với nhiệm vụ bơm bóng, xách đồ nghề ra sân và dọn vệ sinh chung) có 3 người gồm tôi, Dũng “trắng” và Đinh Thế Nam. Như thường lệ, sau khi bơm bóng căng “đét”, chúng tôi xách giỏ bóng ra sân và rất ngây thơ, tự ý tìm 3 quả đẹp nhất, đứng tâng bóng, rèn kỹ thuật tại chỗ. Cẩn thận dựng chiếc xe đạp cũ ngoài đường biên, thầy Lan gọi chúng tôi lại và rằng: “Các cậu có thể về nhà. Tôi chính thức đuổi 3 cậu khỏi lớp năng khiếu…”. Cho đến 1 tuần sau đó, chúng tôi vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, cựu cầu thủ Cảng Hải Phòng, Đặng Quang Huy nhớ lại.

[center]Hình ảnh
Lứa cầu thủ của Đinh Thế Nam, có thể xem là lớp năng khiếu cuối cùng của Hải Phòng, mà thầy Lan còn đứng lớp - Ảnh tư liệu[/center]
Cũng đã vài lần muốn gõ cửa nhà thầy, để xin trở lại tập luyện, nhưng cứ lần lữa ngập ngừng. 3 đứa trẻ ngày ấy, có cả cầu thủ mà sau này được biết đến như nhạc trưởng hào hoa bậc nhất của BĐVN, Đinh Thế Nam, lang thang hết công viên này đến bãi đất trống nọ, nhưng vẫn không dám mon men đến rìa sân tập của thầy Lan. Cơ may đã đến 1 tuần sau đó, khi vô tình thầy Lan bắt gặp chúng lấp ló ngoài cổng sân tập, và bảo: “Thế biết lỗi chưa? Biết rồi thì về nhà làm bản kiểm điểm đi”. 3 đứa trẻ, dạ dạ, vâng vâng lễ phép và rất ngoan ngoãn, nhưng không biết viết bản kiểm điểm thế nào. “Ai cho các cậu tự ý lôi bóng ra khỏi giỏ và còn chọn những quả đẹp nhất, thay vì phải nhường cho các đồng đội?”, lời thầy Lan nghiêm nghị. Đến lúc này chúng mới hiểu lý do tại sao bị đuổi khỏi lớp. Hú vía!

Những kỷ niệm ùa về và đến bây giờ, họ vẫn tưởng như chỉ mới hôm qua thôi. Giờ, thầy Lan tóc đã điểm bạc, mắt mờ, tai ù và đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa, quỹ đạo bất biến của tuổi già, nhưng chỉ cần nghe được loáng thoáng những câu chuyện của học trò về ngày xa xưa, hẳn thầy cũng vui lắm lắm![/align]

Một số các danh thủ Hải Phòng qua các thời kỳ, từng là học trò của thầy Nguyễn Lan

1. Đặng Ngọc Việt (Cảng Hải Phòng, những năm 60)
2. Trần Duy Long (trường huấn luyện QG, cựu HLV trưởng ĐTVN)
3. Trần Hùng (còn gọi là Hùng “xồm”, Công nhân xây dựng Hải Phòng)
4. Phan Văn Mỵ (những năm 70, với đội hình Thể Công hay nhất mọi thời đại)
5. Nguyễn Văn Nhật (Thể Công)
6. Trần Xuân Đức (Đức “ri”, Công an Hải Phòng)
7. Trần Bình Sự (Công an Hải Phòng)
8. Nguyễn Kim Ninh (Ninh “say”, từng chơi cho Sông Cấm)
9. Trần Hùng (Hùng “cò”, Sông Cấm)
10. Lê Quang Ninh (Ninh “đen”, Cảng Hải Phòng, những năm 70)
11. Vũ Mạnh Dũng (Anh hùng lực lượng vũ trang)
12. Đinh Thế Nam (Thể Công, những năm 80 – 90)
Đăng trả lời

Quay về