Trao Đổi Về Lễ Hội Ở Việt Nam

Các điều hành viên: dungtrinh407, kiencangcon

Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
Kinh vô sắc
TVKC
TVKC
Bài viết: 1942
Ngày tham gia: 30 Tháng 1 2013, 21:45

Trao Đổi Về Lễ Hội Ở Việt Nam

Gửi bài by Kinh vô sắc »

Đầu năm,phóng viên (PV) lại có dịp ngồi cùng học giả Nghiêm Xuân Tuyến (HGNXT) trò chuyện cùng ông xung quanh vấn đề về lễ hội của Việt Nam.

PV: Chào ngài! Xin được hỏi thăm,từ Tết tới nay ngài đã đi lễ ở chùa,hay tham gia một lễ hội nào chưa ạ?

HGNXT: Chưa,và có lẽ sẽ không!

PV: Sao thế ạ? Mùa xuân là mùa của lễ hội.Đi lễ là cầu may mắn,sức khoẻ và hạnh phúc cho bản thân và gia đình,việc đó nên lắm chứ!

HGNXT: Mục đích đi chùa và lễ hội đúng như anh nói. Nhưng nghỉ Tết xong tôi bận lắm,bù đầu vào công việc. Vả lại tôi tuổi cao sức yếu,không có khả năng đánh nhau hay đè đầu cưỡi cổ với thiên hạ để tranh cướp lộc thánh. Lớ ngớ không khéo bị chen cho bẹp ruột thì thật tai hại! Thôi tôi ở nhà cho lành!

PV: Xin thông cảm với ngài! Thực tế là gần đây nước ta đã loạn lễ,loạn hội. Đi tham dự,ngoài việc phải có sức khoẻ tốt,cần phải có tố chất lì lợm,hung hãn mà ta gọi nôm na là kẻ cướp.

HGNXT: Quả vậy! Bây giờ đến đình chùa không phải là đi cầu nữa mà là đi cướp mới đúng. Hội cướp phết ở Phú Thọ,cướp hoa tre ở đền Gióng,cướp ấn ở đền Trần... Ngoài ra còn phải nói tới nạn chặt chém,móc túi và ăn mày cùng với vô vàn hành động phi văn hoá nảy sinh ở nơi nó đáng ra phải văn hoá.

Cùng với đó,theo thống kê,hàng năm nước ta có khoảng trên dưới 8 nghìn lễ hội. Một con số kinh khủng! Việc có quá nhiều lễ hội đã tạo nên một lực cản lớn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh sự tốn kém cho công tác tổ chức,nó còn làm cho các cơ quan,xí nghiệp vắng hoe,không khí lao động uể oải. Trong lúc thế giới người ta đang cạnh tranh,phát triển mạnh mẽ thì chúng ta chỉ chăm chăm vào hội hè,cúng bái. Tụt hậu trông thấy rõ!

PV: Ngài có thể lí giải vì sao chúng ta lại quá nhiều lễ hội đến vậy không ạ?

HGNXT: Từ thuở xưa,con người ta chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên nên họ lo sợ,cần phải bấu víu vào một thế lực siêu nhiên nào đó để mong bảo hộ cho mình. Trước tiên là thờ thần nước,thần lửa,thánh nọ thánh kia,sau đó là các vị có công với dân,võ tướng có công dẹp giặc,ông tổ nghề v.v..Thậm chí có nơi người ta thờ cả người ăn mày,kẻ ăn trộm làm thành hoàng làng chỉ vì họ đến làng người ta chết vào đúng giờ thiêng. Cho nên "có thờ có thiêng,có kiêng có lành" là một tâm lí cố hữu.

Cùng với đó,nước ta vốn thuần nông nghiệp,sau Tết vào nông nhàn,người nông dân hoàn toàn nghỉ ngơi và có dịp "ăn chơi",cho nên sinh ra lắm lễ hội là như vậy. Ở Thời đại ngày nay,điều đó không còn phù hợp nữa.

Lòng tin mù quáng sẽ dẫn người ta đi tới sự sai trái,sự sai trái dẫn người ta sẵn sàng vác gậy vác dao đánh chém nhau để hòng cướp được "lộc" thánh,sẵn sàng nhét đầy tiền vào miệng vào tai Phật để mong lấy may.

Hình ảnh

PV: Thời gian qua,lễ hội tựu chung lại là sự xuất hiện của các hành vi hỗn chiến,côn đồ,bạo lực và dã man,xin ngài cho biết ý kiến về phản ứng của các nhà văn hoá với vấn đề này?

HGNXT: Có thể nói "Cướp","Đâm","Chém" là những từ được dùng nhiều nhất và miêu tả chuẩn xác nhất về lễ hội trong thời gian vừa qua. Cướp tiền,cướp vàng,đâm trâu chém lợn còn chưa làm dư luận hết phát sốt thì lại xuất hiện thêm hội Cầu Trâu ở Tam Nông,Phú Thọ. Con trâu được trói vào cột,bị thanh niên trai tráng cầm vồ đập tới tấp vào đầu cho tới khi nó be bét máu và gục xuống trong sự hò rao phấn khích. Thật quá thê thảm!

Hình ảnh

Có tới hơn 70% dư luận đòi loại bỏ các hủ tục đó khỏi đời sống nhưng có một số nhà nghiên cứu và bảo tồn văn hoá vẫn khư khư bảo vệ,ví dụ như Giáo sư Trần Ngọc Thêm. Bảo vệ bởi vì sao? Họ làm văn hoá nên lấy văn hoá ra ra làm bình phong,làm chỗ núp để biện minh cho các hành vi đó. Một minh chứng rõ ràng nhất là câu nói của ông Phó ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Phan Đăng Long tiêu biểu cho sự lợi dụng văn hoá:"Cướp có..Văn hoá!"

Dù là văn hoá gì,nếu nó đi ngược lại sự truyền thống nhân từ vị tha của dân tộc,sự phát triển văn minh của nhân loại thì bắt buộc phải loại trừ.

Nhìn rộng hơn,không thể lấy văn hoá,sự đậm đà bản sắc ra để giữ gìn,bảo tồn quá nhiều lễ hội vô nghĩa như vậy. Tôi cho rằng UNESCO cũng đến phát ốm với tần suất đăng kí di sản cần được công nhận của Việt Nam. Cá nhân tôi dám thách các ông một việc. Nếu cho rằng các hủ tục đâm,chém,cướp ấy là đặc sắc văn hoá cần giữ gìn và bảo tồn thì hãy đăng kí với UNESCO để được công nhận là di sản xem sao?

PV: Xin cảm ơn ngài về cuộc trao đổi rất đặc sắc này!
CHẾT KHÔNG ĐÁNG SỢ BẰNG CHƯA ĐƯỢC SỐNG!
Đăng trả lời

Quay về